Thiết kế nội thất gỗ công nghiệp ngày càng có sự cải thiện cả về mẫu mã lẫn chất lượng nên được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên muốn chắc chắn nhất, bạn hãy đọc kỹ các thông tin dưới đây để hiểu hơn về loại gỗ này nhé. Có nhiều ưu điểm nhưng gỗ công nghiệp cũng sẽ có một số nhược điểm mà người dùng cần cân nhắc.
1. Thiết kế nội thất gỗ công nghiệp là gì?
Thiết kế nội thất gỗ công nghiệp rất đơn giản là các đồ vật được sản xuất từ gỗ công nghiệp. Ví dụ như: bàn, ghế, tủ, giường, sàn nhà, cầu thang,…
Gỗ công nghiệp là loại gỗ có sử dụng keo hoặc hóa chất. Thành phần của loại vật liệu này thường bao gồm: dăm gỗ, sợi gỗ, các lớp gỗ mỏng, miếng gỗ nhỏ dùng keo dán hợp lại thành tấm gỗ lớn. Bề mặt gỗ công nghiệp có thể được sơn với nhiều màu sắc khác nhau. Vì thế mà phong cách thiết kế nội thất gỗ công nghiệp cũng trở nên đa dạng hơn.
Gỗ công nghiệp đa phần được lấy từ các cây gỗ ngắn hạn như: keo, bạch đàn, cao su,… Đây là loại nguyên liệu được tận dụng bởi các cành, thân nhỏ hay gỗ tái sinh.
2. Các loại gỗ công nghiệp sản xuất đồ nội thất
Gọi chung là gỗ công nghiệp nhưng khi phân loại thì số lượng lại không ít. Để thiết kế nội thất gỗ công nghiệp, các loại gỗ được sử dụng phổ biến nhất là:
– Gỗ ép
Thành phần của loại gỗ này bao gồm vụn gỗ, dăm gỗ, gỗ nhỏ. Chúng được cắt tiện xử lý rồi nghiền nhỏ, trộn chất phụ gia và ép lại thành tấm ở áp suất cao.
Có 3 loại gỗ ép là: MFC, MDF, HDF. Thiết kế nội thất gỗ công nghiệp bằng gỗ ép thì thường được sử dụng làm đồ dùng cho văn phòng, nhà ở.
– Gỗ dán
Là loại gỗ công nghiệp được dán từ nhiều lớp veneer. Veneer ở đây được hiểu là các lớp gỗ mỏng tự nhiên như giấy. Gỗ dán còn có tên gọi khác là gỗ Plywood.
– Gỗ ghép thanh
Đúng như tên gọi, loại gỗ này được hợp thành từ các thanh gỗ tự nhiên nhỏ tạo nên một tấm gỗ hoàn chỉnh. Một số nước có công nghệ sản xuất tốt nhất hiện nay như Nhật Bản thì đã có thể tạo ra loại gỗ ghép thanh không cần keo dán.
Còn tại Việt Nam, gỗ ghép đa phần sử dụng gỗ từ các loại cây tự nhiên như: cây thông, cao su, tràm, cây keo,… So với các loại gỗ khác thì gỗ thanh này có giá thành cao hơn.
3. Lợi ích vượt trội khi thiết kế nội thất gỗ công nghiệp
Không phải tự nhiên mà thiết kế nội thất gỗ công nghiệp ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Thậm chí rất nhiều công trình lớn cũng sử dụng loại gỗ này. Suy nghĩ rằng gỗ công nghiệp rẻ tiền, kém chất lượng đã hoàn toàn bị thay đổi!
Những ưu điểm tuyệt vời khi thiết kế nội thất gỗ công nghiệp bạn nhất định phải biết chính là:
- Màu sắc của gỗ công nghiệp được tạo ra bằng lớp sơn bề mặt. Do đó mà chúng vô cùng đa dạng, không bị một màu, có thể tùy ý kết hợp để hài hòa với mọi không gian. Còn gỗ tự nhiên thì thường hướng đến các công trình có phần sang trọng, phù hợp với những gia chủ thích phong cách thanh lịch, trang nhã.
- Gỗ công nghiệp có trọng lượng nhẹ, rất dễ thi công.
- Độ bền của gỗ công nghiệp ngày càng được cải thiện. Đặc biệt kể cả sử dụng thời gian dài thì cũng không bị cong, vênh hay mối mọt như gỗ tự nhiên.
- Gỗ công nghiệp có lớp bề mặt trơn bóng, không những đẹp, thẩm mỹ mà còn rất dễ lau chùi, khó bị xước.
- Thiết kế nội thất gỗ công nghiệp chiều lòng mọi phong cách, linh hoạt thi công được với nhiều kiểu dáng khác nhau.
- Gỗ công nghiệp có khả năng chống ẩm và chịu lực rất tốt. Ngay cả những không gian phải tiếp xúc nhiều với nước như nhà bếp cũng có thể sử dụng loại gỗ này.
- Gỗ công nghiệp có thể sản xuất với số lượng lớn, rất dễ kiếm vì không bị khan hiếm, hay chờ thời gian khai thác từ các cây lâu năm như gỗ tự nhiên.
- Chi phí rẻ hơn rất nhiều, chỉ bằng ½, thậm chí chỉ bằng 1/5 so với giá thi công gỗ tự nhiên.
4. Một số nhược điểm của nội thất gỗ công nghiệp so với gỗ tự nhiên
Thiết kế nội thất gỗ công nghiệp có rất nhiều ưu điểm nhưng một cách khách quan nhất, chúng tôi vẫn phải chỉ ra một số hạn chế của loại gỗ này. Đó là:
- Trung bình độ bền của gỗ công nghiệp chỉ kéo dài được khoảng trên dưới 10 năm, ít hơn đáng kể so với gỗ tự nhiên. Tuy nhiên nếu là với giá thành rẻ, nếu bạn thích thay đổi phong cách thường xuyên thì loại gỗ này vẫn vô cùng phù hợp.
- Khi thiết kế gỗ công nghiệp thì phải có phụ kiện đi kèm như bản lề cánh tủ, ray trượt ngăn kéo. Phụ kiện kém chất lượng hoặc không đồng bộ rất dễ gây ra tình trạng gẫy bản lề hay bung ray trượt.
- Về độ tinh tế của từng đường vân gỗ, gỗ công nghiệp chắc chắn sẽ không thể tinh xảo và có độ độc đáo cao như gỗ tự nhiên. Đó cũng là lý do mà vì sao dù chi phí cao nhưng các công trình lớn, sang trọng thường chọn gỗ tự nhiên.
- Độ chịu lực kém hơn so với gỗ tự nhiên.
Như vậy thì dù là gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên thì đều có những ưu nhược điểm riêng. Bạn nên cân nhắc, so sánh cái được cái mất và cả về ngân sách cho phép để chọn loại gỗ phù hợp cho thiết kế công trình của mình. Hoặc có thể kết hợp sử dụng cả gỗ công nghiệp lẫn gỗ tự nhiên với từng không gian sao cho phù hợp trong cùng một dự án.
Tham khảo về nội thất gỗ óc chó sang trọng
5. Công trình nào nên thiết kế nội thất gỗ công nghiệp?
Không thể phủ nhận rằng gỗ công nghiệp đã và đang dần khắc phục được nhiều hạn chế. Hơn thế nữa chỉ tính riêng về màu sắc, độ bền cùng giá thành của gỗ công nghiệp đã đủ để hấp dẫn các chủ đầu tư. Đặc biệt hiện nay có nhiều loại gỗ công nghiệp cao cấp với chất lượng không mấy kém cạnh so với gỗ tự nhiên.
Do đó mà số lượng các công trình thiết kế nội thất gỗ công nghiệp cũng gia tăng lên nhanh chóng. Bao gồm cả nhà ở, văn phòng, công ty, tòa nhà, chung cư, penthouse,…