SHOPHOUSE THIÊM ĐÃ THIẾT KẾ
Anh chị muốn có một căn SHOPHOUSE đẳng cấp?
Thiết kế nội thất shophouse 2023 – Chia sẻ từ chuyên gia!
Dù không quá xa lạ trên thế giới, nhưng tại Việt nam, xu hướng nhà shophouse đang “làm mưa làm gió” tại Việt Nam những năm trở lại đây. Lối thiết kế nội thất shophouse nổi bật bởi sự hiện đại và đa tiện nghi cho người sử dụng đã thực sự đem lại ấn tượng.
Nếu như định nghĩa shophouse còn xa lạ với bạn…
Bạn chưa thực sự nắm được những đặc trưng thiết kế nội thất shophouse…
Bạn đang cần tìm những ý tưởng thiết kế nhà shophouse hay nội thất shophouse…
Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay tại bài viết dưới đây nhé!
1. Hiểu về nhà shophouse
Shophouse hay tên tiếng việt là nhà phố thương mại, căn hộ kinh doanh được hiểu là những dạng căn nhà kết hợp nhiều tính năng và mục đích sử dụng. Thông thường, shophouse được sử dụng kết hợp như nơi ở và kinh doanh thương mại các sản phẩm/ dịch vụ.
Shophouse xuất hiện lần đầu vào những năm 50 của thế kỷ XIX và được lan truyền rộng rãi, phổ biến trên toàn thế giới. Bắt nguồn từ các nước Đông Nam Á trong các thời kỳ thuộc địa, hiện nay nhà đa dụng shophouse xuất hiện nhiều ở các nước Châu Mỹ latinh và khu vực các đảo Caribe.
Loại hình shophouse này phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam chỉ mấy năm gần đây (xuất hiện và trở thành xu thế trong giai đoạn 2015-2018). Cho đến hiện nay phong cách nhà đa dụng shophouse vẫn là một trong những lựa chọn hàng đầu.
Thông thường thiết kế nhà shophouse sẽ có từ hai đến ba tầng. Thiết kế nội thất shophouse tại tầng trệt sẽ hướng đến kinh doanh và buôn bán. Việc trang bị nội thất shophouse tại các khu vực còn lại sẽ giống như nhà ở thông thường của gia chủ. Điểm chung hướng đến của các thiết kế nội thất shophouse đều là sự sang trọng, thu hút, bắt mắt để giúp việc kinh doanh bán hàng trở nên thuận lợi và phát đạt hơn.
2. Phân tích sự khác biệt giữa nhà shophouse và các mô hình nhà khác
Được xây dựng cũng theo các dãy nhà chạy dọc và có thứ tự liền kề shophouse thường hay bị nhầm lẫn với dạng biệt thự liền kề hay nhà phố. Tuy nhiên, dưới đây là một số khác biệt:
– Sự giới hạn trong khu vực kinh doanh
Các loại nhà shophouse hướng đến các hoạt động kinh doanh thương mại hay cho thuê lại nhưng tính đa dạng bị giới hạn hơn các loại mô hình cho thuê của nhà mặt phố hay biệt thự liền kề.
Theo đó, thông thường, các dịch vụ mà shophouse hướng đến là kinh doanh các dịch vụ/ sản phẩm như thời trang, ăn uống, hàng hóa nhu yếu phẩm, mỹ phẩm, siêu thị…Còn với nhà mặt phố thì là các dịch vụ kinh doanh cần chú trọng sự chuyên nghiệp hơn như văn phòng công ty, các dịch vụ vé máy bay, khách sạn, trụ sở chính…
– Quy hoạch và điều chỉnh thiết kế nhà shophouse
Khi quyết định lựa chọn nhà shophouse thì bạn cần hiểu rằng bạn sẽ không được điều chỉnh hay thay đổi về cấu trúc thiết kế nhà shophouse mà sự quy hoạch này phụ thuộc vào toàn bộ dãy nhà shophouse. Tuy nhiên, bạn có thể thiết kế nội thất shophouse phù hợp và gần gũi với từng loại hình kinh doanh.
– Phạm vi khách hàng tiềm năng
Shophouse tập trung chính vào các đối tượng khách hàng nằm trong khu vực đô thị. Còn đối với các loại nhà mặt phố thì tập trung vào các đối tượng vãng lai và thường xuyên di chuyển trên tuyến phố đó.
Hiểu được những đặc tính riêng biệt trên của shophouse có thể giúp bạn hiểu rõ hơn mục đích kinh doanh thương mại của chính mình. Trước khi khám phá những đặc trưng thiết kế nội thất shophouse nổi bật, hãy cùng lướt qua những phân tích về ưu điểm và hạn chế của shophouse để bạn có thể cân nhắc lựa chọn thêm về mô hình này nhé.
3. Những ưu điểm và hạn chế của căn hộ shophouse
3.1 Ưu điểm
Shophouse sở hữu hàng loạt các ưu điểm nổi trội khác biệt với hàng loạt các hình thức khác:
Sở hữu vị trí đắc địa nhất trong khu vực đô thị
Hầu hết các loại hình nhà shophouse đều sở hữu các vị trí thuận tiện nhất để nâng cao hiệu quả kinh doanh như trung tâm của các căn hộ chung cư, dự án bất động sản…
Nhắm đến đối tượng khách hàng trong một khu cụ thể như đề cập trên, vị trí nhà shophouse được tính toán tỉ mỉ nhất để khách hàng của các dịch vụ kinh doanh không gặp bất cứ trở ngại nào về khoảng cách.
Tính ứng dụng 2 trong 1
Khi thiết kế nội thất shophouse nhà đầu tư có thể tận dụng tối đa không gian để vừa tạo được khu nhà ở và kinh doanh biệt lập.
Dễ dàng trong giao dịch mua – bán
Tính thanh khoản của các căn shophouse rất cao, do đó, giao dịch mua đi hay bán lại không quá phức tạp và có thể chuyển đổi một cách thuận tiện.
3.2 Nhược điểm
Nếu như bạn đang dự định mua căn nhà shophouse thì đây là những điều bạn cần phải tính toán và dự trù:
– Sở hữu mức giá thành cao
Với số lượng hạn chế trong 1 dự án đô thị, shophouse có mức giá thành cao hơn hẳn những căn hộ khác. Đôi khi căn shophouse còn khan hiếm đến mức nhà đầu tư phải bốc thăm để giành quyền sở hữu.
– Cần có chiến lược kinh doanh dịch vụ/ sản phẩm bài bản
Để kinh doanh hiệu quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: loại hình dịch vụ/ sản phẩm buôn bán, tiềm năng của khu dân cư như thế nào, nhu cầu của khu dân cư đối với loại hình dịch vụ của bạn, thiết kế nội thất shophouse có bắt mắt và thu hút họ hay không…
Do đó, nhà đầu tư phải là người phân tích và lên kế hoạch cho dự án kinh doanh shophouse một cách thông minh.
– Cần nắm bắt các kiến thức về pháp lý
Có hai dạng shophouse trên thị trường: shophouse khối đế và shophouse thấp tầng liền kề với những pháp lý khác biệt mà bạn cần hiểu rõ:
+ Shophouse khối đế giới hạn sổ đỏ thương mại trong vòng 50 năm
Nếu như muốn kinh doanh dịch vụ lâu dài thì shophouse khối đế không phải là một lựa chọn tốt. Sau thời hạn 50 năm thì người mua căn shophouse sẽ phải hoàn trả lại cho chủ đầu tư. Tuy nhiên điều này đang phụ thuộc linh hoạt vào các chính sách phát triển của các địa phương.
+ Shophouse tầng thấp liền kề có quy định về pháp luật tương đương như với các căn biệt thự liền kề cho phép cấp quyền ổn định và sử dụng lâu dài.
4. Khám phá cấu trúc thiết kế nội thất shophouse
Với những kiến thức về shophouse trên, chúng tôi chắc rằng bạn đã có thể đưa ra được quyết định của mình khi lựa chọn loại hình nhà shophouse này. Tiếp sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về các cấu trúc thiết kế nội thất shophouse cơ bản để bạn có thể tạo dựng cho căn shophouse của mình một không gian lý tưởng.
Tùy vào loại hình dịch vụ/ sản phẩm mà bạn kinh doanh, bạn có thể hình thành các mẫu thiết kế nội thất shophouse khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là những cấu trúc nội thất shophouse không thể nhầm lẫn.
– Lựa chọn phong cách thiết kế nội thất shophouse phụ thuộc vào nhóm đối tượng khách hàng
Tại tầng trệt kinh doanh dịch vụ/ sản phẩm, bạn nên lựa chọn phong cách nội thất shophouse phù hợp với tầng lớp đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến.
Nếu như đối tượng khách hàng của bạn là giới trẻ, nội thất shophouse được ưu tiên là sẽ phong cách hiện đại hoặc tân cổ điển.
Nếu như đối tượng khách hàng của bạn là tầng lớp trung niên thượng lưu thì việc thiết kế nội thất shophouse sẽ phù hợp với phong cách cổ điển hơn.
– Bố trí màu sắc, ánh sáng cần nghiên cứu theo tâm lý khách hàng
Việc không gian thiết kế nội thất shophouse có thể gây ấn tượng và tác động trực tiếp đến cảm xúc, quyết định mua hàng của khách hàng. Do đó, sử dụng ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng đèn vàng, đèn trắng cần được phân bổ hợp lý.
Thông thường một số căn shophouse thời trang và mỹ phẩm thường phối sử dụng ánh sáng vàng và trắng để tạo sự hiện đại, chất lượng của không gian.
Bạn cũng nên chú ý việc lựa chọn tông màu cho không gian kinh doanh cần ưu tiên sự đồng nhất về màu sắc của thương hiệu.
– Ưu tiên thiết kế không gian xanh
Hiện nay, nội thất shophouse ưu tiên tạo nên các điểm nhấn bằng các khoảng không gian xanh như chậu hoa nhỏ, cây cảnh trong góc tường…
– Mở rộng khu vực kinh doanh bằng thiết kế nội thất shophouse thông tầng
Nếu như bạn đang hướng đến sự rộng rãi trong khu vực kinh doanh bằng cách sử dụng 2 tầng để kinh doanh thì việc lựa chọn thiết kế thông tầng là lựa chọn tuyệt vời. Điều này có thể giúp khách hàng di chuyển thuận tiện hơn.
– Nội thất không gian sinh hoạt trong các căn shophouse
Không gian nội thất shophouse để sinh hoạt cần chú trọng sự riêng tư, kín đáo nhưng vẫn cần mang đến sự thoải mái, thông thoáng cho các thành viên trong gia đình.
Không gian này để đồng nhất với các thiết kế nội thất shophouse khu vực bên dưới, bạn nên chú trọng vào điểm duy nhất. Như sự hiện đại, cách trang trí và bố trí ngăn nắp, gọn gàng…
Màu sắc có thể lựa chọn và phối màu theo những màu yêu thích của thành viên trong gia đình.
– Bố trí khu vực lối đi tách biệt giữa không gian kinh doanh và không gian sống
Phong cách bố trí lối đi tách biệt giữa không gian kinh doanh và không gian sống đảm bảo tính an ninh và sự riêng tư cao bạn có thể lựa chọn thiết kế trong nội thất shophouse của bạn.
Nhìn chung, thiết kế nội thất shophouse bạn cần chú ý tạo dựng nên không gian kinh doanh và không gian sống riêng biệt. Trong không gian kinh doanh đặc biệt chú ý sự thể hiện dấu ấn của thương hiệu trong từng đường nét căn nhà.
5. Những ý tưởng thiết kế nhà shophouse dành cho bạn!
– Ý tưởng shophouse kết hợp gỗ và ánh sáng tự nhiên cho quán cafe
Mẫu thiết kế shophouse này dành cho những những thương hiệu hướng đến đối tượng khách hàng ưa thích sự hoài cổ, cần không gian tĩnh lặng để xả stress và thư giãn.
– Ý tưởng shophouse đơn giản cho kinh doanh trang phục
Không yêu cầu sự cầu kỳ về trang trí, nhưng tại mẫu thiết kế nội thất shophouse này chú trọng vào sự đồng bộ tông màu xám, đen, giúp tạo không gian phù hợp với đặc tính của người mua hàng.
– Ý tưởng shophouse kết hợp không gian xanh ấn tượng
Với cách bố trí không gian tự nhiên như thêm cây xanh, hướng về tự nhiên sẽ là một điểm nhấn để đối tượng khách hàng cảm thấy khá thích thú với thương hiệu của bạn.
Trên đây là một số kiến thức về xu hướng căn nhà shophouse và những phong cách thiết kế nội thất shophouse đặc trưng có thể áp dụng. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích và hấp dẫn.